Hỏi- đáp liên quan đến công tác hộ tịch

1.Câu 1: Theo quy định của Luật Hộ tịch thì cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch?

Trả lời: Khoản 1, khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định như sau:

– Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật

2.Câu hỏi: Luật Hộ tịch quy định giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như thế nào?

Trả lời: Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định:

 1.Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

 2.Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

 3.Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

3.Câu hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký khai sinh?

Trả lời:

* Thẩm quyền đăng ký khai sinh của UBND cấp xã được quy định tại khoản 1 Điều 7 và Điều 13 Luật Hộ tịch như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam.

* Thẩm quyền đăng ký khai sinh của UBND cấp huyện được quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1.Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

2.Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:

a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

4.Câu hỏi: Thẩm quyền, thủ tụcđăng ký nhận cha, mẹ, con; chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định như thế nào?

Trả lời: 

A.Đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước:

* Điều 24 Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

* Điều 25 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

1.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

B.Đối với trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, concó yếu tố nước ngoài:

* Điều 43 Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

* Điều 44 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con:

1.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

2.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3.Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

4.Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

  C.Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịchgồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

    1.Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

     2.Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

5.Câu hỏi: Thay đổi hộ tịch, xác định lại dân tộc, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịchlà gì?

Trả lời: Khoản 10, 11, 12, 13 Điều 4Luật Hộ tịch quy định:

* Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhânkhi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.

* Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

* Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

* Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký.

6.Câu hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc?

Trả lời:

* Điều 27 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch của UBND cấp xã như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

* Điều 46 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc của UBND cấp huyện như sau:

1.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

2.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

3.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

7.Câu hỏi: Điều kiện đăng ký lại khai sinh, khai tử, kết hôn được quy định như thế nào?

Trả lời: 

* Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước:

1.Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2.Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3.Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

* Điều 40 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có yếu tố nước ngoài:

1.Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.

2.Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tửtrước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.

3.Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc SởTư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.

8.Câu hỏi: Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như thế nào?

Trả lời:

* Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đối với công dân Việt Nam cư trú trong nước:

1.Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng kýkhai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2.Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tửtrước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.

* Điều 41 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có yếu tố nước ngoài:

1.Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.

2.Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tửtrước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.

3.Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc SởTư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.

9.Câu hỏi: Thủ tục đăng ký kết hônđược quy định như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 và Điều 38 Luật Hộ tịch thì trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:

* Điều 18 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước như sau:

1.Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2.Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

* Điều 38 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau

   1.Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

     Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

    2.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

      3.Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

        4.Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

   10.Câu hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?

    Trả lời:

     * Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước:

      Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

     * Điều 37 Luật Hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

       1.Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

         2.Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Phước Hoa